Bệnh sán chó có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sán chó

Bệnh sán chó có chữa được không? Giải đáp chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh sán chó

Bệnh sán chó được biết tới là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Nó thường gặp chủ yếu ở trẻ em giai đoạn từ 3 cho tới 10 tuổi. Căn bệnh thường do 1 loại ký sinh trùng có tên là Toxocara canis gây ra. Vậy bệnh sán chó có chữa được không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó là một loại bệnh do ký sinh trùng Toxocara Canis gây nên. Nó lây nhiễm vào cơ thể thông qua chó hoặc mèo. Căn bệnh này thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ tuổi từ 3 cho tới 10 tuổi và khá hiếm ở người lớn.

Bệnh sán chó có chữa được không

Theo các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ký sinh trùng Toxocara Canis sẽ sống trong phần ruột non của chó con giai đoạn từ 3 cho tới 6 tháng tuổi. Tiếp đó, thông qua đường phân giun sán sẽ đi ra ngoài. Nó sẽ tiếp tục sống ở trong môi trường một thời gian, thông qua việc tiếp xúc với vật nhiễm, đất cát ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể rồi gây ra bệnh.

Nguyên nhân bệnh sán chó là gì?

Như vừa mới trình bày ở trên, bệnh sán chó là do ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, bệnh sán chó lây qua đường nào thì cũng có khá nhiều. Nhưng chủ yếu nó sẽ lây nhiễm khi người đó tiếp xúc với chó, mèo trực tiếp hoặc các vật dụng, đất cán có trứng sán đang tồn tại.

Nguyên nhân bệnh sán chó là gì?

Lúc này, trứng sán sẽ xâm nhập nhanh chóng vào đường tiêu hóa. Sau 5 tháng nó sẽ phát triển thành dạng nang sán. Khi những nang sán vỡ ra, nó sẽ khiến hàng triệu đầu sán chui vào bên trong của cơ thể. Ký sinh trùng sẽ đi theo đường máu di chuyển vào trong các cơ quan như phổi, gan, lá lách và não bộ.

Đặc biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe cũng cảnh báo bệnh sán chó có nguy cơ tăng cao nếu gặp các yếu tố sau đây:

  • Người hay tiếp xúc nhiều với chó, mèo
  • Sau khi động chạm tới đất cát nhưng không vệ sinh sạch sẽ
  • Không tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, thường xuyên ăn các loại rau sống hoặc đồ ăn chưa chín kỹ
  • Người sinh sống tại những khu vực có nguồn nước, đất, không khí bị ô nhiễm.

Dấu hiệu bị sán chó gồm những gì?

Dấu hiệu nhiễm sán chó thường phụ thuộc nhiều vào số lượng nang sán và vị trí ở trong cơ thể. Thực tế cho thấy, dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó thường không có sự đồng nhất và không định hình.

Dấu hiệu bị sán chó gồm những gì?

Biểu hiện khởi phát đầu tiên khi nang sán tồn tại nó sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương và nhiễm trùng. Do đó, có thể thấy biểu hiện của sán chó ở từng trường hợp sẽ có sự khác nhau.

Dấu hiệu bị sán chó giai đoạn đầu

Các biểu hiện của bệnh sán chó giai đoạn đầu có thể kể tới như:

  • Da xuất hiện các nốt đỏ, ngứa ngáy khó chịu
  • Da bị nổi mề đay hoặc mẩn ngứa
  • Da ngứa trong thời gian dài nhưng không rõ nguyên nhân

Dấu hiệu bị sán chó giai đoạn đầu

Khi ký sinh trùng Toxocara Canis tấn công vào cơ thể, lúc này hệ miễn dịch sẽ xuất hiện sự đối kháng bằng việc tạo ra Histamin phóng thích vào da. Nó sẽ khiến cho mao mạch trung bì gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa, mề đay. Đây là triệu chứng bệnh sán chó giai đoạn sớm của bệnh. Song, cũng có khá ít trường hợp bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh tại giai đoạn này.

Dấu hiệu bị sán chó giai đoạn phóng thích vào máu

Dấu hiệu bị sán chó giai đoạn phóng thích vào máu

Khi ký sinh trùng đã xâm nhập vào trong máu, lúc này triệu chứng sán chó sẽ cụ thể như sau:

  • Người bệnh có thể bị sốt, viêm phổi, viêm phế quản
  • Triệu chứng điển hình của giả hen suyễn
  • Ký sinh trùng lúc này sẽ xuất hiện khá rõ ở trên bề mặt của da
  • Ăn khó tiêu, thường xuyên đau bụng
  • Đau hạ sườn bên phải, biểu hiện của gan to
  • Xuất hiện cơn sốt ở mức độ nhẹ, nhưng dai dẳng không hết
  • Viêm kết mạc, viêm võng mạc, động kinh, viêm màng bồ đào
  • Giảm cân không lý do
  • Viêm nhãn cầu

Trong một số trường hợp, nếu bị nhiễm trùng ở mức độ nhẹ biểu hiện bệnh sán chó sẽ không cụ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý nếu điều trị bệnh sán chó không kịp thời ở giai đoạn này, nó có thể lây nhiễm sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể dẫn tới cơ thể suy kiệt và tử vong.

Bệnh sán chó và các thể thường gặp

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bệnh sán chó được chia ra làm nhiều thể dựa vào con đường di chuyển khác nhau của nang sán. Có thể kể tới một số thể thường gặp sau đây:

Bệnh sán chó do ấu trùng di chuyển bên trong nội tạng

Đây là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi. Triệu chứng bị sán chó thường khởi phát khá chậm, người bệnh sẽ có một số các biểu hiện như sốt nhẹ, cơ đau nhức, nôn mửa, buồn nôn, người gầy yếu, ăn ít, tiêu chảy. Thông qua xét nghiệm có thể thấy ấu trùng đang di chuyển bên trong nội tạng. Lúc này, gan của bệnh nhân to hơn bình thường, bạch cầu ái toàn tăng kèm theo đó là lá lách to hơn vì bị viêm.

Bệnh sán chó và các thể thường gặp

Biểu hiện bệnh sán chó ở người trưởng thành thường là suy nhược, sốt nhẹ, mề đay, cơ thể mệt mỏi, viêm phổi hoặc phổi tràn dịch, khó thở giả hen. Thể này khiến cho gan bị ảnh hưởng rất nặng nề, nó có thể gây ra ung thư nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sán chó do ấu trùng di chuyển lên hệ thần kinh

Đây là thể bệnh thường gặp phổ biến ở đối tượng trung niên. Lúc này, triệu chứng nhiễm giun sán chó được thể hiện qua việc người bệnh bị yếu cơ, yếu chi, giấc ngủ rối loạn, đại tiểu tiện rối loạn. Nếu ấu trùng di chuyển vào trong hệ thần kinh có thể dẫn tới những ảnh hưởng nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng như mất điều hòa vận động, viêm tủy sống, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, viêm mạch não, viêm màng nhện, viêm não…

Các biểu hiện bị sán chó thể này thường là người bệnh bị nhức đầu, sốt. Có một vài trường hợp bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng hệ thần kinh ngoại biên hoặc hệ thần kinh trung ương.

Bệnh sán chó do ấu trùng di chuyển vào mắt

Bệnh sán chó do ấu trùng di chuyển vào mắt

Triệu chứng của sán chó ở thể này thường là 1 bên thị lực giảm dần, đau mắt, mắt lác kéo dài, đồng tử trắng. Khi thực hiện soi mắt sẽ thấy võng mạc có hạt viêm, viêm nội nhãn, viêm kết mạc. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị viêm mống mắt do sán chó gây ra có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh sán chó thể không điển hình

Đối với thể bệnh không điển hình, cách nhận biết bệnh sán chó rất khó. Nguyên nhân là vì triệu chứng khó phân tích, không có gì đặc trưng. Người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu như đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, chán ăn, rối loạn hành vi, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể có thể triệu chứng liên quan tới phổi hoặc sưng hạch lympho ở cổ. Người trưởng thành sẽ có triệu chứng nổi phát đỏ, ngứa ngáy, mệt mỏi, triệu chứng phổi hoặc đau bụng.

Giun đũa chó có nguy hiểm không?

Qua nghiên cứu cho thấy, bạn sán chó có các dấu hiệu không điển hình. Vì thế, nó có thể bị nhầm lẫn sang bệnh nhiễm giun bình thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh sán chó ở người thường tái lại nhiều lần nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, hiệu suất học tập và cuộc sống. Khi nang sán bị vỡ, lúc này đầu sán sẽ chui vào bên trong máu rồi di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí, bệnh sán chó sẽ xuất hiện nhiều thể.

Giun đũa chó có nguy hiểm không?

Bệnh sán chó có chết không? Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm làm ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó, ngay khi có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần phải tới ngay bệnh viện để được tư vấn, điều trị bằng các phương pháp phù hợp nhất.

Bệnh sán chó có chữa được không?

Với câu hỏi bệnh sán chó có chữa được không? Các chuyên gia khẳng định, hoàn toàn có thể chữa được nếu bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán sớm. Ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm máu.

Thăm khám

Điều này có tác dụng giúp các bác sĩ dễ dàng xác định những triệu chứng thường gặp của người bệnh như cơ thể đau nhức, sốt, đau bụng, thở khò khè, da ngứa ngáy, khó tiêu, da nổi mẩn đỏ.

Xét nghiệm máu

Bệnh sán chó có chữa được không?

Đây là một kĩ thuật giúp chẩn đoán bệnh sán chó hiệu quả nhất. Thông qua đó, các bác sĩ có thể tìm thấy những kháng thể giun đũa bên trong cơ thể. Ngoài ra, người mắc bệnh còn có thêm hiện tượng bạch cầu eosin mãn tính tăng lên.

Kiểm tra huyết thanh miễn dịch

Quá trình kiểm tra này cũng có tác dụng trong việc phát hiện bệnh sán chó. Đây là kĩ thuật giúp các bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm da, xét nghiệm chức năng gan, xem xét tiền sử lâm sàng…

Cách điều trị bệnh sán chó

Cách điều trị sán chó chủ yếu sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau để tiêu diệt ký sinh trùng đang hoạt động bên trong cơ thể. Tùy vào từng trường hợp, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng và độ tuổi mà loại thuốc điều trị sán chó cũng có sự khác nhau.

Một số loại thuốc trị bệnh sán chó được sử dụng gồm có

Thuốc diệt trừ ký sinh trùng

Cách điều trị bệnh sán chó

Thuốc này gồm có Albendazole, thiabendazole, dietylcarbamazine. Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc trong vòng 2-3 tuần liên tục để sán chó được tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn hiện tượng tái phát. Để hiệu quả của thuốc diễn ra, người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được ngừng dùng quá sớm hoặc uống quá liều.

Thuốc trị dị ứng

Thuốc trị dị ứng gồm có Cetirizine, Loratadin có tác dụng trong việc cải thiện triệu chứng ngoài da, giảm ngứa. Nhưng, thuốc này chỉ có công dụng trong việc giảm triệu chứng. Do đó, người bệnh cần phải dùng kết hợp với thuốc đặc trị sán chó để hiệu quả đạt được cao nhất.

Corticoid

Trong trường hợp bệnh nhân bị ấu trùng di chuyển vào trong mắt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm corticoid kết hợp với thuốc diệt kí sinh trùng với mục đích giảm viêm. Còn với người bị bệnh ở dạng nặng, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn nang sán.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sán chó?

Thực tế cho thấy, sán chó có khả năng gây ra lây nhiễm rất cao ở người. Do đó, bạn cần có phương án phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sán chó?

  • Không chơi đùa hoặc tiếp xúc mật thiết với chó hoặc mèo hoang
  • Nếu nuôi thú cưng cần phải kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, tẩy giun đầy đủ.
  • Sau khi dọn phân chó cần phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng
  • Với trẻ nhỏ, sau khi vui chơi cùng thú cưng hoặc tiếp xúc với đất cát cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch diệt khuẩn hoặc xà phòng.
  • Thực hiện ăn chín uống xôi, các loại rau củ phải ngâm với nước muối loãng. Tránh ăn uống nơi không hợp vệ sinh vì có thể gây ra vấn đề liên quan tới tiêu hóa
  • Tắm rửa sạch sẽ cho thú cưng để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng lây nhiễm ở lông và da
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị những dấu hiệu bất thường của cơ thể nếu có.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất liên quan tới bệnh sán chó. Có thể thấy, đây là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình để tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *